Mùa tri ân - Tiếng lòng của HS, GV thành phố HT hướng về ngày Nhà giáo Viêt Nam 20/11
Trang văn nghệ của HS, GV thành phố về chủ đề "Mùa tri ân 20/11"
NGHĨ VỀ CÔ
Hằng năm đưa trò qua sông Gặp bao trắc trở, bão giông cuộc đời Nhưng cô vẫn luôn rạng ngời Tình yêu nghề giáo muôn đời vàng son.
Ngày đêm khuya sớm mỏi mòn Bên trang giáo án vẫn còn chưa xong Những cơn ho thắt quặn lòng Khi trời trở gió mùa đông quay về | Một lòng nhiệt huyết say mê Vượt qua tất cả chẳng hề kể công Bao thế hệ đã sang sông Lặng thầm – cô mãi vọng trông theo cùng
Dù cho muôn bước trập trùng Vẫn luôn thắp sáng một vùng trời mơ Hôm nay con viết vần thơ Tri ân hai tiếng: Vô bờ … khắc ghi Phan Thùy Dương Lớp 7B, Trường THCS Nam Hà
|
NHỚ ƠN CÔ GIÁO CŨ
Mười năm gánh chữ lên non Bóng cô nghiêng xuống nơi còn bóng em Trường cũ mái ngói đỏ mềm Tình cô trò mãi vững bền tháng năm Nay em khôn lớn trăng rằm Nhớ về kí ức xa xưa thưở nào
| Một thời lớp cũ trên cao Một thời cô cũng gánh bao nhọc nhằn Công cô em mãi xin ghi Vào trong kí ức xanh rì tuổi thơ. Lê Thị Linh Giang Lớp 6C, Trường THCS Nam Hà |
LƯU LUYẾN
Có bao giờ tự hỏi Sao thầy lại nhanh già Làn da màu nâu sẫm Chai sạn vì trẻ thơ
Viên phấn trắng bảng đen Nắn nót từng con chữ Dạy chúng em tập viết Dạy chúng em làm người
Những chiếc thuyền bé nhỏ Thầy vẫn kiên trì chèo Đưa học sinh cập bến Đến con đường tương lai.
Có khi nào tự hỏi Sao tóc thầy bạc trắng? Cứ nghĩ rằng bụi phấn Lưu luyến mãi không rời
| Có bao giờ con hỏi Thầy có mệt không thầy? Đêm về soạn giáo án Mai lên lớp giảng bài
Thầy ơi! Thương thầy quá Một sức mạnh phi thường Không ngần ngại nắng mưa Đến trường truyền kiến thức.
Cảm ơn thầy đã dạy Cho chúng em làm người Để sau này khôn lớn Không quên được...Thầy ơi!
Lê Thế Lâm Lớp 8a THCS Hưng Đồng |
KÍNH TẶNG THẦY CÔ
Tiếng trống trường vang rộn Chúng em đứng thẳng hàng Giờ vào lớp nghiêm trang Lời thầy cô ấm áp Cho em bao kiến thức Lòng yêu nước nồng nàn Bầu trời rộng mênh mang Em thấy lòng rạo rực
Trên con đường em bước Hoa nở dưới nắng vàng Sân trường rộng thênh thang Em hân hoan tới lớp
| Lời thầy cô dạy dỗ Là người mẹ thứ hai Em khôn lớn từng ngày Chăm ngoan và học giỏi
Để thỏa lòng mong mỏi Bè bạn với thầy cô Em cảm ơn cuộc đời Đã cho em tất cả.
Lê Thị Tuyết Anh Lớp 7C THCS Hưng Đồng |
Cô giáo của em
Nhớ những ngày thơ ấu Bước vào lớp lần đầu Cô là người đầu tiên Dắt tay em vào lớp
Bàn tay cô khô ráp Nhưng ấm áp vô cùng Ánh mắt cô sáng ngời Cùng nụ cười hiền hậu
| Dù đã tuổi bốn mươi Nhưng cô còn rất trẻ Và giọng nói ấm nhẹ Chứa đựng tình yêu thương
Có bao điều mới lạ Cô đều dành cho em Cô dạy em bài học Đạo lý để làm người |
Lương Phương Trang
Lớp 7A THCS Lê Bình
Cô và Trò.
Em là mầm cây xanh Cô là bình minh nắng Cô đi gieo hào quang Cho đời cây mọc thẳng Tình cô – mùa biển lặng Em như con thuyền trôi Bao giờ thuyền đỗ bến Sóng mới dạt dào vui Hôm nay nắng vàng rơi Rụng đầy trên vai áo Hoa cúc cũng ngóng chờ Ngày hiến chương nhà giáo
| Thầy cô cũng rất vui Đón ngày vui thanh bạch Cây bút kết bạn đời Gia tài là trang sách Nghề như thể lái đò Đưa bao người cập bến Lòng như thể con tàu Đưa tình về điểm hẹn Nhà giáo là thi sĩ Hồn dào dạt miền thơ Cuộc đời là khúc nhạc Vỗ về hồn trẻ thơ. Phan Lệ Trang GV THCS Lê Văn Thiêm |
Cây lộc vừng
Cây lộc vừng trước ngõ Thu về tỏa sắc hương Một màu hoa rực rỡ Tựa như ngọn nến hồng.
Gió nhè nhẹ qua thềm Cánh hoa bay trong nắng Lá vàng hòa sắc thắm Thu qua tự bao giờ.
| Cây lộc vừng vẫn nở Âm thầm và yêu thương Cây có nghe trong gió Lời thì thầm mùa sang?
Lấp lánh trên cành xanh Những mầm non hé nụ Sức sống cây ấp ủ Để nhuộm đỏ sắc trời.
|
Phan Thủy Tiên
Lớp 7a6 Trường THCS Lê Văn Thiêm
Người lái đò thầm lặng
Cô đến lớp dạy bao điều ý nghĩa Nét chữ nghiêng, mái tóc dịu dàng Bàn tay nhỏ gấp từng trang giáo án Bụi phấn bay trong tà áo thu sang.
Rồi cứ thế! Bao con đò cập bến Trò cứ lớn lên và cô lại già đi Trong lớp học có bao điều muốn nói Cứ bâng khuâng hứa hẹn vào mùa sau .
| Cô không hỏi rằng ai từng biết nhớ Biết hàm ơn sâu nặng nghĩa tình Cô chỉ đứng lặng thầm sân trường vắng Nhìn trò ngoan chắp cánh ước mơ xanh Và mãi mãi người lái đò thầm lặng Gieo niềm thương, nỗi nhớ đến mai sau… |
Phạm Lê Nhã Kỳ
Lớp 7/3 THCS Lê Văn Thiêm
ƯỚC MƠ
Tiết học văn hôm nay. Cô chiếu trên ti vi những hình ảnh về vũ khí chiến tranh như tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân Ni-mít, tên lửa vượt đại châu, máy bay chiến lược B.1B… Cả lớp lặng đi. Và rồi từ cuộc nói chuyện giữa viên đại tá và viên trung sĩ Hô-lit trong truyện ngắn “Chất làm gỉ” của Rây Bret-bơ-ry (Ngữ Văn 7- Cánh Diều, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) các trò đã nhận ra được ước mơ cao cả, đẹp đẽ, giàu tính nhân văn của anh trung sĩ khi anh tạo ra chất làm gỉ để phá hủy hàng loạt phương tiện, vũ khí chiến tranh. Anh có dự định đi khắp châu Mỹ, châu Âu, mang chất làm gỉ để chấm dứt chiến tranh. Cuối tiết tôi bảo các em lấy giấy, làm bài kiểm tra khoảng 15 phút.
Một phút im lặng. Không gian yên ắng. Tiếng hỏi nhau râm ran, cả những ánh mắt dò xét khi tôi viết đề bài lên bảng: “Ước mơ của em”.
Thưa cô: “Chúng em sẽ được viết mọi thứ chứ ạ!”
Thực ra học trò không chờ câu trả lời. Cả cô và trò đang cắm đầu vào giấy.
- Em mơ sau này mình sẽ trở thành một cô giáo dạy văn, được thướt tha trong tà áo dài và nói lời “Cô chào tất cả các con” giống như cô vào mỗi buổi lên lớp.
- Em mơ ước sau này em được làm bác sỹ cứu giúp mọi người như bố của em. Bố cũng đã hứa cho em đôi kính đó khi em lớn.
- Em mong sau này mình là luật sư, em sẽ bảo vệ quyền lợi cho những người lương thiện, vô tội.
- Em muốn mình trở thành nhà ngoại giao giỏi. Nếu mọi thứ được giải quyết bằng con đường thương thuyết thế giới sẽ không còn cảnh đổ máu vô ích và Biển Đông mãi là chủ quyền thiêng liêng của chúng ta.
- Em sẽ trở thành một phi hành gia. Bố em thường nói: “Con trai là phải nuôi khát vọng khám phá, chinh phục những vùng trời mới”.
- Khi em nhìn thấy hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fieli – giải thưởng Toán học danh giá nhất thế giới, cả Tổ quốc như được vinh danh, Em mơ ước mình cũng làm được như thế.
- Em ước mình trở thành một cầu thủ bóng đá nổi tiếng, tham gia thi đấu ở khu vức và thế giới, được hát vang bài quốc ca Việt Nam trước khi bóng lăn.
Tôi đọc từng mẩu giấy một. Có những câu trả lời ngắn gọn hơn, tôi xếp một bên. Thỉnh thoảng lại có vài câu dài dòng, văn vẻ hơn của mấy cây chuyên văn tôi xếp sang một.
- Sao mỗi lần em bị tắc đường muộn học, cô thầy cứ nghĩ em kiếm cớ? Sao thầy cô không tin chúng em như chúng em luôn tin vào thầy, cô? Sau này, em mơ ước mình trở thành một kiến trúc sư đô thị để quy hoach giao thông, để không còn cảnh tắc đường nữa.
- Mẹ ơi! Xin mẹ đừng so sánh con với Nam, Hưng hay bất cứ ai khác. Nam có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; Hưng có thể là một lập trình viên giỏi và con ước gì mình sẽ là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Mẹ đừng buồn, đừng thất vọng mỗi khi con lần lừa hoặc thi thoảng vắng mặt trong các lớp học thêm để đứng ngoài sân bóng. Ước gì một lần thôi mẹ đọc được những dòng này và mua cho con một đôi giày thể thao con ưng ý.
- Bóng tối lấp đầy dần trong mắt. “Ngày đông ngắn như một cái tặc lưỡi”. Bà vẫn nói như vậy mỗi ngày. Nếu bà nhìn thấy ánh đèn sáng rực của thành phố về đêm, bà có còn nói như vậy không? Em ước gì mình có thật nhiều tiền để không chỉ thắp ánh sáng trong mắt bà mà còn thắp sáng các con đường quê để cho mùa đông bớt lạnh lẽo và côi cút hơn.
- Em sẽ lắp một chiếc pin thu năng lượng mặt trời để ngày nắng gắt không còn nỗi lo cúp điện - Nếu em được trở thành người có quyền lực.
- Có thể một ngày, nơi chúng ta đang sống, nơi cha mẹ, ông bà, tổ tiên ta vất vả đấu tranh, gây dựng, xây đắp sẽ chìm vào lòng đại dương, không một ai còn biết đến chúng ta nữa. Đã biết trước điều đó tại sao mỗi chúng ta không làm gì thiết thực để mẹ trái đất thôi giận dữ. Hãy làm tất cả những gì có thể từ những việc nhỏ nhất ngay từ lúc này. Em ước mong mọi người ý thức được điều đó để bớt những nỗi đau như những cơn bão đã tràn qua Phi - líp – pin, như những quả núi đã đổ xuống tại các công trình thủy điện của đất nước ta.
- Mẹ đặt lá đơn li dị lên bàn. Quay mặt lặng lẽ. Mẹ có trăm ngàn lý do chính đáng để làm điều đó. Làm sao con có quyền ngăn mẹ. Nhưng mẹ ơi! Còn có một lý do nữa: Bố đang rưng rưng nước mắt, nói lời xin lỗi mẹ từ tận đáy lòng. Bố đã thay đổi. Bố + Mẹ = Con, phương trình đó có nghiệm là hạnh phúc. Con đang chứng minh và khao khát điều đó. Cùng cố gắng lên bố mẹ nhé.
Những dòng chữ vẽ vào không gian, vọng vào thinh không. Vậy là ngày mai tôi có thể phải lỗi hẹn với các con. Tôi có thể trả bài mà không thể cho điểm. Chúng không còn là học trò mà đã là bạn, hay cũng có thể là thầy, cô của tôi. Có lẽ, mọi thứ đã thay đổi nếu chúng ta lắng nghe các em nhiều hơn nữa./.
Dương Thị Huyên
Gv Trường THCS Lê Văn Thiêm